-
Organization
All
BWV - Better Work Vietnam
GIZ - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức
Gopy CSR Tech
ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế
LEFASO - Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam
Trường Mầm non Worldkids Bình Tân - Trảng Dài
VCCI - Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam
VEIA - Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
VGCL - Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
VIHEMA - Cục Quản lý môi trường y tế
VITAS - Hiệp hội Dệt May Việt Nam
-
THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ
All Copy rights Violence and Incitement Dangerous Individuals and Organizations Coordinating Harm and Publicizing Crime Regulated Goods Suicide and self-injury Child Sexual Exploitation, Abuse and Nudity Bullying and Harrassment Hate speech Privacy Violations and Image Privacy Rights Violence and Criminal Behavior Spam, false news, fake news Intellectual Property TUỔI LÀM VIỆC TỐI THIỂU HỢP ĐỒNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE VÀ ATLĐ TRỢ CẤP MẤT VIỆC VÀ THÔI VIỆC THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

- Điều kiện tuyển dụng nói chung, bao gồm nội dung công việc, chuyển nhượng và chấm dứt việc làm;
- Mô tả công việc và vị trí công việc cụ thể trong cấu trúc của công ty;
- Khả năng đào tạo và triển vọng thăng tiến;
- Điều kiện làm việc chung;
- Các quy định và hướng dẫn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp;
- Thủ tục giải quyết khiếu nại cũng như các quy tắc thực hành điều chỉnh việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, và các điều kiện áp dụng;
- Các dịch vụ phúc lợi nhân sự như chăm sóc y tế, căn tin và nhà ở;
- Các chương trình trợ cấp xã hội hoặc an sinh xã hội;
- Các quy định về chương trình an sinh xã hội quốc gia mà người lao động tuân thủ;
- Giải thích các quyết định có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình của người lao động; và
- Phương pháp tham vấn, thảo luận và hợp tác giữa ban quản lý và người lao động.

Nói về quyền của người lao động thành lập hoặc tham gia các tổ chức do mình lựa chọn, là nói về khả năng mà họ có thể thực hiện hiệu quả để thành lập các tổ chức độc lập với những tổ chức đang tồn tại. Theo Ủy ban về Quyền Tự do Lập hội của ILO, điều này bao gồm cả quyền của người lao động để thành lập nhiều tổ chức của mình trong mỗi một doanh nghiệp.
Hơn nữa, việc đàm phán tự nguyện các thỏa ước tập thể là một khía cạnh cơ bản của quyền tự do lập hội trong đó bao gồm cả nghĩa vụ đàm phán thiện chí nhằm duy trì mối quan hệ lao động hài hòa. Cả người sử dụng lao động và công đoàn cần thương lượng có thiện chí và cần cố gắng hết sức để đạt được một thỏa thuận; đàm phán trung thực với tinh thần xây dựng là yếu tố cần thiết để thiết lập và duy trì mối quan hệ và sự tin tưởng giữa các bên.

Thương lượng tập thể là một diễn đàn mang tính xây dựng để giải quyết các điều kiện làm việc, điều khoản về việc làm và quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc các tổ chức tương ứng của họ. Cơ chế này thường hiệu quả và linh hoạt hơn so với việc điều tiết của nhà nước. Nó có thể giúp dự đoán các vấn đề tiềm ẩn và có thể thúc đẩy các cơ chế giải quyết xung đột một cách hòa bình; và tìm ra các giải pháp có tính đến các ưu tiên và nhu cầu của cả người sử dụng lao động và người lao động. Thương lượng tập thể có hiệu quả đem lại lợi ích cho cả đội ngũ quản lý và người lao động, thúc đẩy hòa bình, ổn định qua đó đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Tượng thương tập thể có thể là một định chế quản trị quan trọng - là phương tiện để cải thiện sự đồng thuận từ phía những người bị quản lý bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia nhiều hơn vào các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến họ.
Quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể là cơ hội thúc đẩy đối thoại trên tinh thần xây dựng thay vì đối đầu, nó cũng tập trung năng lượng vào những giải pháp có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, các bên liên quan và toàn xã hội

Quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2020) thì vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục đích sau đây:
- Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ;
- Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể;
- Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Thương lượng tập thể liên quan tới việc hình thành các điều khoản và điều kiện làm việc trong đó có cả tái cơ cấu. Các điều khoản cụ thể của một thỏa thuận thương lượng tập thể là những nội dung để các bên đàm phán. Thường thì thỏa thuận đó thường bao gồm các quy định về quy trình tham vấn, cung cấp thông tin và sự tham gia của người lao động hoặc tổ chức đại diện của họ khi công ty cân nhắc bất cứ thay đổi nào có thể ảnh hưởng tới người lao động, điều kiện tuyển dụng hoặc việc làm của họ nói chung.

Sau khi ký kết thỏa ước lao động tập thể thì công ty phải thực hiện đồng thời 02 trách nhiệm công bố thỏa ước cho mọi người lao động và gửi thỏa ước đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Nếu không tuân thủ thì công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt cụ thể được quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 4756/VBHN-BLĐTBXH.