-
Organization
All
BWV - Better Work Vietnam
GIZ - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức
Gopy CSR Tech
ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế
LEFASO - Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam
Trường Mầm non Worldkids Bình Tân - Trảng Dài
VCCI - Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam
VEIA - Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
VGCL - Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
VIHEMA - Cục Quản lý môi trường y tế
VITAS - Hiệp hội Dệt May Việt Nam
-
TRỢ CẤP MẤT VIỆC VÀ THÔI VIỆC
All Copy rights Violence and Incitement Dangerous Individuals and Organizations Coordinating Harm and Publicizing Crime Regulated Goods Suicide and self-injury Child Sexual Exploitation, Abuse and Nudity Bullying and Harrassment Hate speech Privacy Violations and Image Privacy Rights Violence and Criminal Behavior Spam, false news, fake news Intellectual Property TUỔI LÀM VIỆC TỐI THIỂU HỢP ĐỒNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE VÀ ATLĐ TRỢ CẤP MẤT VIỆC VÀ THÔI VIỆC THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

- Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật lao động 2012
- Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
- Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

Thời gian thử việc đối với mỗi người lao động tối đa không quá 60 ngày. Do vậy, nếu người lao động mới vào công ty làm việc (đang trong thời gian thử việc chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp) thì thời gian làm việc cho người sử dụng lao động chưa được 12 tháng. Theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động này không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp tìm được việc làm.
- Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
- Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
- NLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp này sẽ được bảo lưu và làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.

Tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định về Trợ cấp thôi việc như sau:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị Định 115/2015/NĐ-CP thì điều kiện hưởng BHXH một lần được quy định như sau:
- Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

- Nếu NLĐ đã đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Khoảng thời gian này không phụ thuộc vào việc NLĐ đã đóng bảo hiểm được bao nhiêu năm, chỉ phụ thuộc vào việc có đóng đủ bảo hiểm trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh hay không. Khi đã đủ điều kiện này thì NLĐ sẽ được hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội kể cả khi đã nghỉ việc tại công ty.
- Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Người có hợp đồng lao động nhưng phải nghỉ, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương, giảm thu nhập cho dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 1,8 triệu đồng mỗi tháng.
Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu đề xuất trên và cho biết, mức hỗ trợ tương đương 50% lương tối thiểu.
Ngoài số tiền trên, Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hàng tháng (tương đương 1,8 triệu đồng) cho người lao động. Doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả thì vay Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Người nghèo dự kiến được hỗ trợ một triệu đồng mỗi tháng. Một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, nhận 500.000 đồng mỗi tháng. Hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh, gặp khó khăn nhất do Covid-19, được hỗ trợ một triệu đồng mỗi tháng.
Nguồn hỗ trợ trước mắt khoảng 3 tháng (tháng 4, 5, 6) trích từ ngân sách Trung ương và địa phương với tổng số tiền khoảng 28.000-30.000 tỷ đồng.