-
Gopy CSR Tech
All
BWV - Better Work Vietnam
GIZ - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức
Gopy CSR Tech
ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế
LEFASO - Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam
Trường Mầm non Worldkids Bình Tân - Trảng Dài
VCCI - Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam
VEIA - Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
VGCL - Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
VIHEMA - Cục Quản lý môi trường y tế
VITAS - Hiệp hội Dệt May Việt Nam
-
Category
All Copy rights Violence and Incitement Dangerous Individuals and Organizations Coordinating Harm and Publicizing Crime Regulated Goods Suicide and self-injury Child Sexual Exploitation, Abuse and Nudity Bullying and Harrassment Hate speech Privacy Violations and Image Privacy Rights Violence and Criminal Behavior Spam, false news, fake news Intellectual Property TUỔI LÀM VIỆC TỐI THIỂU HỢP ĐỒNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE VÀ ATLĐ TRỢ CẤP MẤT VIỆC VÀ THÔI VIỆC THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.
2. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
c) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
d) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
đ) Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
e) Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này.

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật Lao Động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Đặc điểm của lao động cưỡng bức trong nhiều trường hợp là sự cưỡng chế – ép buộc một người làm việc khi mà người đó không đồng thuận một cách tự nguyện. Lao động di trú có thể bị ép buộc thông qua các khoản nợ và những dạng lệ thuộc khác gây ra do lệ phí tuyển dụng hoặc chi phí đi lại cao bắt người lao động phải trả. Yêu cầu về một khoản đặt cọc cũng là hành động bắt buộc người lao động phải ở lại. Cả hai hành vi này đều có thể coi là bằng chứng của lao động cưỡng bức.

Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định.
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Điều kiện tuyển dụng nói chung, bao gồm nội dung công việc, chuyển nhượng và chấm dứt việc làm;
- Mô tả công việc và vị trí công việc cụ thể trong cấu trúc của công ty;
- Khả năng đào tạo và triển vọng thăng tiến;
- Điều kiện làm việc chung;
- Các quy định và hướng dẫn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp;
- Thủ tục giải quyết khiếu nại cũng như các quy tắc thực hành điều chỉnh việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, và các điều kiện áp dụng;
- Các dịch vụ phúc lợi nhân sự như chăm sóc y tế, căn tin và nhà ở;
- Các chương trình trợ cấp xã hội hoặc an sinh xã hội;
- Các quy định về chương trình an sinh xã hội quốc gia mà người lao động tuân thủ;
- Giải thích các quyết định có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình của người lao động; và
- Phương pháp tham vấn, thảo luận và hợp tác giữa ban quản lý và người lao động.

Theo ghi nhận tại điểm 1 điều 3 Luật lao động 2012 thì tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến thời điểm nghỉ hưu.
Điều kiện được phép sử dụng lao dộng dưới 15 tuổi
- Chỉ được tuyển dụng vào làm các công việc nhẹ theo danh mục của Bộ lao động thương binh xã hội quy định.
- Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người lao động.
- Khi tuyển dụng phải có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ phù hợp công việc; tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Phải thông báo bằng văn bản về Sở lao động thương binh xã hội nơi cơ sở đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày từ ngày bắt đầu tuyển dụng vào làm việc.
- Hằng năm, báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở Lao động thương binh và xã hội.

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ không lý do sau 1 ngày báo trước là sai quy định pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 thì nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gồm:
- Công ty vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.
- Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
- Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này công ty và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động.

- Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này
- Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.”
Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động có hướng dẫn cụ thể như sau:
- Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Khoản 2 Điều 138 Bộ luật lao động quy định người lao động có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc.
Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Như vậy theo quy định nêu trên khi người lao động nhận thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc thì người lao động phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời đến người sử dụng lao động.