-
Organization
All
BWV - Better Work Vietnam
GIZ - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức
Gopy CSR Tech
ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế
LEFASO - Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam
Trường Mầm non Worldkids Bình Tân - Trảng Dài
VCCI - Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam
VEIA - Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
VGCL - Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
VIHEMA - Cục Quản lý môi trường y tế
VITAS - Hiệp hội Dệt May Việt Nam
-
HỢP ĐỒNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
All Copy rights Violence and Incitement Dangerous Individuals and Organizations Coordinating Harm and Publicizing Crime Regulated Goods Suicide and self-injury Child Sexual Exploitation, Abuse and Nudity Bullying and Harrassment Hate speech Privacy Violations and Image Privacy Rights Violence and Criminal Behavior Spam, false news, fake news Intellectual Property TUỔI LÀM VIỆC TỐI THIỂU HỢP ĐỒNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE VÀ ATLĐ TRỢ CẤP MẤT VIỆC VÀ THÔI VIỆC THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định.
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ không lý do sau 1 ngày báo trước là sai quy định pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 thì nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gồm:
- Công ty vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.
- Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
- Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này công ty và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động.

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. (Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động năm 2012)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.”

Khi người lao động đơn phương xin nghỉ việc phải có đơn xin nghỉ việc bằng văn bản và được sự xác nhận của người sử dụng lao động. Sự xác nhận của người sử dụng lao động là căn cứ để tính thời gian báo trước cho người lao động. Nếu chưa có căn cứ để xác định thời điểm người lao động nghỉ việc thì chưa thể coi đó trường hợp người lao động tự ý bỏ việc. Vì vậy, khi người lao động tự ý bỏ việc, bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì chưa được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong trường hợp này, công ty cần có các chứng cứ, biên bản chứng minh xác định chính xác ý định muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

Theo quy định hiện hành:
- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
- Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Trong trường hợp NLĐ đã tham gia lao động tại doanh nghiệp tức có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên khi mang thai vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm khi: khám thai (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014); sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Riêng đối với thời gian hưởng chế độ khi sinh con (Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) thì NLĐ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Do đó, NLĐ mới có thai được một tháng nên vẫn có thể tham gia lao động và khi đóng BHXH từ đủ ít nhất 6 tháng tính trong khoảng 12 tháng trước khi sinh sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Hợp đồng cộng tác được xem là hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng. Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 22 hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Nên việc ký hợp đồng công tác không xác định thời hạn được xem là việc ký kết hợp lao động không xác định thời hạn.

Lý do NLĐ muốn xin nghỉ việc vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn là chính đáng. Tuy nhiên, vì bạn là loại hợp đồng xác định thời hạn nên ngoài có lý do, bạn cần phải báo trước với người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày. Trong trường hợp bạn có lý do mà không báo trước thời hạn nêu trên thì bạn sẽ thuộc trường đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Lúc này bạn sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012.

Điều 102 Bộ luật lao động 2012 quy định Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương:
"Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động."